Báo cáo của IUCN về tình trạng mất oxy đại dương

Trong báo cáo của IUCN ngày 7.12.2019, tình trạng mất oxy đại dương đang diễn biến ngày càng phức tạp dẫn đến nhiều hệ hụy khác nhau, điển hình là sự phá vỡ hệ sinh thái và sự sống của các loài cá như cá ngừ, cá mập, cá marlin. Ở mức độ sâu hơn, mất oxy đại dương ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành đánh bắt hải sản.

Oxy đại dương ngày càng bị cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến sự sông của các loài sinh vật biển

Theo Tiến sĩ Grethel Aguilar – Tổng Giám đốc IUCN, biến đổi khí hậu khiến đại dương nóng lên từ đó dẫn đến tình trạng mất oxy, sự cân bằng giữa sinh vật biện cũng bị tác động. Những điều này ảnh hưởng nghiệm trọng đến nghè đánh bắt cá và đời sống của cộng đồng ven biển. Do đó, các nhà lãnh đạo thế giới phải cam kết giảm thiểu khí thải ra môi trường.

Báo cáo đánh giá “Sự thở oxy đại dương: Vấn đề của mọi người” là nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, sự tác động và đề xuất các giải pháp cho quá trình khử oxy đại dương. Diện tích đại dương có oxy thấp ngày càng mở rộng, ước tính có khoảng 700 địa điểm trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tình trạng oxy thấp. Bên cạnh đó, khối lượng nước anoxic – khu vực cạn kiệt hoàn toàn oxy trong đại dương đã tăng lên gấp 4 lần so với lần khảo sát trước đó.

Khu vực cạn kiệt hoàn toàn oxy trong đại dương – nước anoxic tăng lên gấp 4 lần so với lần khảo sát trước của IUCN

Thành viên của IUCN cho rằng, con người đang chứng kiến lượng oxy hòa tan ngày càng thấp trên các khu vực rộng lớn của đại dương. Đây là lời cảnh tỉnh cho việc con người phát tán lượng khí carbon ngày một nhiều ra bầu khí quyến. Theo cố vấn cao cấp Khoa học và Bảo tồn Hàng hải trong Chương trình Biển và Cực toàn cầu của IUNC, sự suy giảm oxy trong đại dương đang đe dọa các hệ sinh thái biển. Để ngăn chặn sự mở rộng của các vùng biển nghèo oxy, con người cần hạn chế phát thải khí nhà kính cũng như các yếu tố khác gây ô nhiễm môi trường.

Khử oxy đang tác động đến sự cân bằng của sinh vật biển. Những loài động vật nhỏ, cần ít oxy như vi khuẩn, sứa và một số loài mực ít bị tác động hơn so với các loài sinh vật lớn. Một số quần xã sinh vật mang đến năng suất đánh bắt cao nhất – 1/5 sản lượng – được hình thành bởi dòng hải lưu mang theo nước giàu dinh dưỡng nhưng nghèo oxy. Do đó, các khu vực này rất dẽ bị tổn thương trước những thay đổi của nồng độ oxy dù đó chỉ là thay đổi rất nhỏ.

Cá mập là một trong những loài dễ bị tổn thương nhất bởi tình trạng giảm oxy trong đại dương

Các loài như cá ngừ, cá marlin, cá mập đặc biệt nhạy cảm với môi trường có nồng độ oxy thấp vì cơ thể của chúng lớn nên nhu cầu năng lượng cũng cao. Khi oxy trong đại dương bị giảm, những loài này có xu hướng di chuyển lên gần mặt nước nhưng điều đó cũng làm tăng nguy cơ bị đánh bắt. Oxy đại dương thấp cũng ảnh hưởng đến các nguyên tố quan trọng đối với sự sống trên Trái đất như Nito, photpho.
Ước tính, đại dương mất khoảng 4% lượng oxy dự trữ trên toàn cầu vào năm 2100. Thực tế hiện nay cho thấy, sự nóng lên của đại dương khiến quá trình khử oxy diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Do đó, con người cần phải có các chính sách, việc làm phù hợp để lấy lại sự cân bằng của oxy trong môi trường đại dương.

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giảm oxy đại dương

 

Các tác nhân chính gây mất oxy đại dương gồm: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Khi đại dương ấm lên, sự pha trộn của nước giàu oxy (gần bề mặt) với nước ở đáy đại dương (nơi chứa ít oxy tự nhiên) suy giảm. Ô nhiễm môi trường gây mất oxy ở vùng nước ven biển vì phân bón, nước thải, chất thải của động vật và hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện để tảo phát triển từ đó làm cạn kiệt oxy.

Toàn cầu cần chung tay hành động để khắc phục và đảo ngược tình trạng khử oxy đại dương. Các chính sách được đưa ra sẽ quyết định liệu đại dương có tiếp tục suy trì sự sống hay không, các khu vực biển giàu oxy có thể phục hồi hay sẽ dần mất đi. Các nhà lãnh đạo thế giới cũng sẽ gặp nhau tai Đại hội bảo tồn Thế giới IUCN ở Marseille để thúc đẩy hành động hướng tới khôi phục “sức khỏe đại dương”.