Khi đại dịch corona virus lần đầu tiên đi qua Thái Bình Dương và xuất hiện ở thành phố New York, Mỹ, thành phố này đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của đại dịch trên đất nước này. Để chống lại sự lây lan của COVID-19 cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính quyền bang New Yord đã đưa ra chương trình “NYS on PAUSE” với yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải đóng cửa, không tổ chức các cuộc họp, tụ tập đông người nơi công cộng khi không cần thiết. Ngoài ra, khi đi ra đường, mọi người phải đứng cách nhau tối thiểu 2m. Các biện pháp khác cũng được đề xuất và thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Bên cạnh những tác động tiêu cực mà COVID-19 gây ra, vẫn có những lợi ích nhất định, đặc biệt là với những thành phố đang có tình trạng ô nhiễm nặng nề. Điển hình hơn cả là New Delhi của Ấn Độ – Thành phố ô nhiễm nhất thế giới nhưng sau khi thực hiện giãn cách, cách ly xã hội, nồng độ Nito Dioxide (NO2) đã giảm tới gần 70%. Khảo sát thực tế cho thấy, tại miền Bắc Italy và Trung Quốc cũng có tình trạng tương tự. Các chất gây ô nhiễm không khí khác như Carbon Monoxide (CO) cũng giảm mạnh ở New Yord.
Bụi mịn (PM), đặc biệt là những hạt có kích thước nhỏ như PM2.5 được liệt kê vào danh sách các hạt vật chất đáng lo ngại, dễ gây tổn thương cho sức khoẻ con người. Với kích thước nhỏ, trọng lượng nhỏ, PM2.5 dễ dàng bay trong không khí, thậm chí, nhiều nhà khoa học còn lo ngại việc chúng có thể mang theo virrus COVID-19. Do đó, PM2.5 được đánh giá là chất gây ô nhiễm không khí quan trọng, cần được nghiên cứu trong mùa dịch.
Trước yêu cầu thực tế đặt ra, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện dự án tìm hiểu về ô nhiễm hạt, tập trung chủ yếu vào PM2.5 từ đó xác định tác động của COVID-19 với nồng độ bụi. Đã có không ít các công trình nghiên cứu về việc Virus Corona làm giảm nồng độ NOx, cùng nhiều chất gây ô nhiễm khác nhưng lại không đề cập rõ đến nồng độ PM2.5. Rõ ràng, chúng ta không thể đưa ra kết luận môi trường không khí đã trong lành khi dựa trên việc có 2 chất gây ô nhiễm suy giảm.
Thực tế, tình trạng ô hiễm hạt không có tính nhất quán về thời gian, vị trí địa lý cũng như thời tiết. Do đó, để xác định ảnh hưởng của COVID-19 với bụi, nhóm nghiên không chỉ dựa trên kết quả so sánh của 2020 với 2019 mà cần mở rộng hơn về trên nhiều yếu tố.
Phương pháp và kết quả
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành dự trên dữ liệu về chất không khí của Kaiterra. Tại 4 quận của New York gồm: Manhattan, Brooklyn, Queens và Bronx, các giá trị PM2 được thu thập hàng ngày.
Thành phố Manhattan
Tại thành phố Manhatan, số liệu từ 2 trạm giám sát CCNY (Thành phố College) và IS 143 (Trường đại học nằm tại số 181 Hudson Heights) cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2020, mức độ PM2.5 giảm đáng kể. Điều đó được thể hiện cụ thể trong biểu đồ dưới đây.
Brooklyn
Tại c trạm giám sát PS 274 và PS 314 của trường Brooklyn, các số liệu thu thập được cũng chi thấy nồng độ PM2.5 giảm đi rõ rệt trong thời gian thực hiện cách ly xã hội.
Queens
Tại Cao đẳng Queens và đường cao tốc Long Island cùng một số địa điểm khác trong khuôn viên trường, kết quả thu về lại không tương đồng với các điểm khảo sát nêu trên. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy nồng độ bụi PM2.5 trên đường cao tốc giảm mạnh nhưng trong khuôn viên lại không có sự thay đổi quá lớn.
Bronx
Tại khu vực Bronx, trạm giám sát đặt tại trường Trung cấp 74, Hunt’s Point cho thất nồng độ PM2.5 giảm ở mức độ vừa phải.
So sánh số liệu cùng kỳ
Để có được kết luận chính xác, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu lấy từ trạm giám sát CCNY và IS 143 để so sánh với kết quả ở cùng thời điểm năm 2019.
Kết quả đưọc thể hiện cụ thể trong biểu đồ. Rõ ràng, hạt PM2.5 trong cả năm 2019 và 2020 đều có xu hướng giảm trong 4 tháng đầu năm. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ bụi không hoàn toàn do dịch COVID-19 gây ra.
Một nghiên cứu khác được thực hiện. các dữ liệu được thu thập trong thời gian sau từ 23 tháng 3 đến 30 tháng 4. Kết quả cho thấy nồng độ PM2.5 giảm 15% so với năm 2019. Nhưng điều cần chú ý hơn, trong cùng khoảng thời gian này, nồng độ PM2.5 năm 2019 lại giảm 21% so với năm 2018. Như vậy, việc suy giảm nồng bộ bụi không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi dịch covid.
Tại sao dịch COVID-19 không cải thiện chất lượng không khí?
Kể từ khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19, ở nhiều nơi trên toàn thế giới, chất lượng không khí đã có sự thay đổi. Hạt PM2.5 có nồng độ giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm. Sự suy giảm này chắc chắn là một điều đáng mừng nhưng khi biện pháp ngăn ngừa Corona bị loại bỏ đồng nghĩa với việc chất lượng không khí tiếp tục đi xuống.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, ngoài sự tác động của COVID-19, các yếu tố liên quan đến thời tiết cũng có ảnh hưởng nhất định.
Có một nhược điểm tồn tại khiến việc thu thập dữ liêụ đó là việc rất nhiều trạm giám sát chất lượng không khí ngừng hoạt động hoặc đưa ra dữ liệu không chính xác. Điều này cần được khắc phục trước khi các hoạt động xã hội trở về trạng thái bình thường sau đại dịch corona, đảm bảo có thể kiểm soát và bảo vệ con người khỏi tác động của ô nhiễm không khí.
Theo kaiterra.com