Điểm danh chất ô nhiễm trong không khí trong nhà & cách khắc phục

Chất lượng không khí trong nhà ngày càng trở nên tồi tệ với sự xuất hiện của nhiều loại chất ô nhiễm. Do đó, việc hạn chế phát thải cũng như sử dụng máy lọc không khí là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ mỗi chúng ta.Một trong những mục đích ra đời của ngôi nhà đó là việc bảo vệ con người khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi chất lượng không khí trong nhà trở nên tồi tệ thì chúng gây ra những tác động không nhỏ đến cuộc sống. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề này là do đa số các ngôi nhà hiện nay đều được thiết kế theo kiểu hạn chế tác nhân từ ngoài trời nhưng điều này lại gây ra tác dụng ngược, các chất độc hại trong phòng không thể thoát ra ngoài, ứ đọng trong phòng và tích tụ lại. Theo thời gian, không khí trong nhà trở nên ô nhiễm với hàng trăm khí độc khác nhau, chúng được đánh giá là ô nhiễm hơn nhiều lần so với không khí ngoài trời (Mức độ có thể gấp 100 lần).

Khi các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà ngày càng trở nên tồi tệ, các mối quan tâm đến ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ con người ngày càng được quan tâm, từ đó, con người cũng bắt đầu các nghiên cứu, hành động nhằm cải thiện và tối ưu hoá chất lượng không khí. Bắt nguồn từ điều đó, chúng tôi đã thu thập và tìm ra các giải pháp về chất lượng không khí trong nhà.

Chất lượng không khí trong nhà là gì?

Chất lượng không khí trong nhà là chất lượng không khí trong và xung quanh các toà nhà, bao gồm nhà ở, văn phòng, trường học, trung tâm mua sắm, … Theo kết quả thống kê, đa phần các hoạt động trong ngày đều diễn ra trong nhà, do đó, chất lượng không khí trong nhà đóng một vai trò to lớn đối với sức khoẻ của chúng ta.

Một số chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến

Để có thể tìm kiếm và áp dụng các giải pháp hạn chế tác động của ô nhiễm không khí trong nhà, điều đầu tiên cần xác định đó là các chất gây ô nhiễm.  Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà điển hình có thể kể đến như sau:

Bụi mịn (PM)

Bụi mịn là hỗn hợp có chứa các hạt vô cơ và hữu cơ tồn tại dưới dạng lỏng hoặc rắn, một số bụi PM phổ biến gồm PM10, PM2.5. Chúng đều có khả năng bay lơ lửng trong không khí, hơn nữa các hạt PM đặc biệt PM2.5 có khả năng thâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, mạch máu, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, tắc nghẽn mạch máu,…. Khi nồng độ bụi ngoài trời tăng lên, chúng làm không khí mờ đi, giảm tầm nhìn và trông giống như sương mù. Do đó, nếu bạn đang sống ở một nơi có nhiều khói bụi thì việc quan tâm đến ô nhiễm không khí cũng như các giải pháp hạn chế tác động từ ô nhiễm là điều cần thiết. Kể cả khi bạn đang ở trong nhà, bụi mịn từ bên ngoài vẫn có thể thâm nhập vào bên trong qua cửa sổ, cửa ra vào.

Ngoài các hạt PM từ ngoài đi vào, không gian trong nhà cũng có thể tự sản sinh hạt PM. Các hoạt động phổ biến hơn cả vẫn là nấu ăn, đốt nến, sử dụng lò sưởi và hút thuốc. Tuy nhiên, mức độ nguy hại của bụi mịn trong nhà vẫn thấp hơn so với bụi ngoài trời.

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là hoá chất sản sinh từ các vật phẩm gia dùng như: Formaldehyd, benzen, ethanol, … . Đây được xem là những chất dẫn đến ung thư hàng đầu, chúng có trong sơn, chất tẩy rửa, vv. Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng cũng được xác định phát ra VOC, do đó, việc sinh sống trong một ngôi nhà mới xây hoặc mới sửa thì sức khoẻ con người sẽ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.

Carbon Monoxide (CO)

Carbon Monoxide được sinh ra từ sự cháy nhiên liệu. Chúng thường xuất hiện ở trong các nhà để xe hoặc khu vực có nhiên liệu đốt. Khi hàm lượng CO vượt quá mức quy định, chúng có thể gây ra các hệ quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người, thậm chí là tử vong. Với mức ảnh hưởng này, nhiều gia đình đã sử dụng thiết bị báo động CO để kịp thời phát hiện và áp dụng các phương pháp bảo vệ sức khoẻ.

Carbon Dioxide (CO2)

Carbon Dioxide là chất có trong tự nhiên, chúng đóng vai trò nhất định trong sự tồn  tại của con người trên Trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về tác hại của CO2 khi chúng vượt quá ngưỡng cho phép. Thông thường, CO2 sinh ra từ hơi thở của con người và nhiều nhất là từ sự cháy, những nơi đông người, kém thông gió.

Radon

Radon được biết đến là chất khí phóng xạ, chúng thấm vào trong lòng đất nên phổ biến hơn ở không gian ngoại ô hoặc nông thôn. Mặc dù vậy, ngay cả khi bạn sống ở thành phố thì nguy cơ bị “tấn công” bởi radon cũng không hề nhỏ. Radon thường không có mùi hay màu đặc trưng nên cách duy nhất để nhận biết chúng đó là sử dụng thiết bị đo lường.

Nấm mốc

Nấm mốc xuất hiện ở những nơi ấm áp, ẩm ướt như tầng hầm, nhà kho. Khi chúng phát tán bào tử ra ngoài không khí sẽ gây ra các vấn đề như dị ứng, hen suyễn.

Vẩy da và mạt bụi

Vẩy da là vẩy da tróc ra từ cơ thể người, vật nuôi hoặc các sinh vật khác. Riêng với mạt bụi, chúng là một loại mạt thuộc họ nhện, kích thước khoảng ¼ mm, thường có trong bụi nhà, giường chiếu, chăn, nệm, …  Dù là dander hay mạt bụi, thì đều làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở người đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh hen suyễn.

Chất lượng không khí trong nhà ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người?

Duy trì một môi trường sống trong lành luôn là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho bạn. Khi chất lượng không khí trong nhà suy giảm, chúng không chỉ gây hại cho phổi và một số bộ phận khác như não, tim, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, những người thường xuyên ở trong nhà như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, dân văn phòng, … thường chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí t với mức độ cao hơn.

Trong số các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà được nêu ở trên, PM, VOC và CO2 được liệt kê vào danh sách những chất độc hại hơn cả. Kết quả nghiên cứu nhiều năm của các chuyên gia cho thấy, các hạt PM dễ gây tổn thương phổi và hệ tim mạch, khiến các bệnh về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hạt PM 2.5 còn có thể đi vào máu, đến não và làm giảm sự nhận thức của con người.

Đối với VOCs, chúng được xem là chất gây ung thư hàng đầu, tuy nhiên, hệ quả đầu tiên mà con người chịu phải đó là kích ứng mắt, mũi, họng, buồn nôn, đau đầu. Riêng với Carbon dioxide, chúng không được liệt kê vào danh sách chất khí độc hại nhưng nếu nồng độ quá cao, Carbon dioxide cũng khiến cá nhân bị mất tập trung, đau đầu, mệt mỏi.

Các chiến lược và công nghệ cải thiện, bảo vệ chất lượng không khí trong nhà

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời không ít phương pháp, thiết bị nhằm cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Ngoài ra, bản thân mỗi người, mỗi gia đình cũng cần nâng cao ý thức, thay đổi những thói quen xấu dù là nhỏ nhất để có được một môi trường sống trong lành hơn.

Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí là phương pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhằm cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Nhờ cấu tạo nhiều công nghệ khác nhau mà các hạt bụi, các chất khí độc hại được loại bỏ một cách tối đa. Kết quả đánh giá sau quá trình sử dụng cho thấy, thiết bị lọc không khí đạt hiệu quả cao vì chúng loại bỏ trực tiếp các chất gây ô nhiễm thay vì việc làm loãng chúng. Có thể sử dụng máy tạo ozone để xử lý vấn đề về mùi và khử khuẩn không gian.

Máy đo chất lượng không khí

Một thiết bị khoa học khác cũng được nhiều người lựa chọn đó là máy đo chất lượng không khí. Thiết bị này cho phép người dùng nhận biết mức độ trong sạch của không khí trong nhà, từ đó đưa ra các phương pháp làm sạch phù hợp. Máy đo chất lượng không khí và máy lọc không khí thường được dùng đồng thời, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà

Ngoài việc sử dụng thiết bị đo chất lượng và máy làm sạch không khí, tại các căn phòng, con người cũng cần mở rộng cửa sổ, cửa ra vào để các chất gây ô nhiễm có thể đi ra ngoài. Cần lưu ý rằng, khi mức độ ô nhiễm ngoài trời cao hơn, việc làm này có thể dễn đến tác dụng ngược. Do đó, cần đảm bảo rằng, khi cửa được mở, không khí bên ngoài ở mức độ an toàn.

Sử dụng các chất liệu thay thế

Ngoài việc loại bỏ các chất độc hại, sử dụng chất liệu an toàn, không có chứa hoá chất nguy hiểm cũng đóng góp một phần tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ của con người, giảm thiểu chất gây ô nhiễm trong nhà.

Nói “không” với “khói” đặc biệt khói thuốc lá

Như đã trình bày ở trên, ở đâu có sự cháy, ở đó có sự xuất hiện của CO2. Đặc biệt, với khói thuốc lá, ngoài việc sản sinh CO2, chúng còn tạo ra hàng loạt các chất độc hại khác như formaldehyd, benzen, … Chính vì vậy, cần nghiêm cấm hút thuốc trong nhà, đặc biệt là ở phòng kín, đông người, có người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.

Xây dựng thói quen tốt mỗi ngày

Một giải pháp khác giúp hạn chế tác động của ô nhiễm không khí trong nhà với sức khoẻ con người đó là việc bản thân mỗi người tự tạo thói quen tốt, cần lau nhà, hút bụi thường xuyên cũng như luôn giữ không gian nhà bếp sạch sẽ, quần áo cũng cần được giặt giũ thường xuyên để tránh sự xuất hiện của nấm mốc.

Đăng kí tư vấn sản phẩm & hệ thống

Kỹ thuật & chuyên viên sẵn sàng hỗ trợ mọi câu hỏi. Điền số điện thoại để được tư vấn ngay.