Trong khi đang phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của dịch COVID-19, các nhà chức trách tại Ấn Độ lại nhận được thông tin đáng mừng về tình hình không khí tại quốc gia này, lượng khí CO2 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 thập kỷ. Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt này, phải chăng đó chính là việc cách ly xã hội, hạn chế các phương tiện giao thông trên đường?
Lượng khí thải CO2 suy giảm mạnh
Nếu như suy thoái kinh tế là hệ quả nghiêm trọng mà con người phải gánh chịu bởi virus corona thì giảm khí thải CO2 lại được xem là mặt trái của vấn đề này, phản ánh chính xác việc con người đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên bằng việc sử dụng quá nhiều than, dầu cùng các chất đốt khác. Điều này được chứng minh thông qua sự suy giảm 15% khí thải vào tháng 3 năm 2020 tại Ấn Độ khi lượng than và dầu tiêu thụ giảm xuống. Dự đoán đến tháng 4, mức độ này có thể giảm xuống 30%. Điều tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc khi lượng khí thải CO2 giảm xuống ¼ so với thời kỳ trước đó.
Nhu cầu sử dụng năng lượng điện sản xuất từ than suy giảm
Kết quả báo cáo kinh tế của Ấn Độ cho thấy, trong vòng 12 tháng, nhu cầu sử dụng điện tại quốc gia này giảm mạnh, theo đó sản lượng điện cũng giảm. Nếu như ở thập kỷ trước, nhiệt điện tăng trung bình 7,5% mỗi năm thì đến tháng 3 năm 2020, sản xuất điện từ than giảm 15% và giảm thêm 31% trong 3 tuần đầu của tháng 4. Ngược lại, nguồn năng lượng tái tạo (RE) lại có sự đi lên, chúng tăng 6,4% vào tháng 3 và giảm nhẹ 1.4% vào 3 tuần đầu tháng 4.
Một thực tế khác cho thấy, khi nhu cầu về điện giảm, nhu cầu về than, dầu khí ũng giảm. Điều này thể hiện rõ trong số liệu về nguồn cung cấp than. Tính đến hết tháng 2, doanh số bán than của nhà sản xuất than Coal India Ltd giảm 4,3%, trong khi lượng nhập khẩu tăng 3,2%, điều này đồng nghĩa với việc tổng lượng than giao đã giảm 2% và báo hiệu mức tiêu thụ giảm trong năm đầu tiên trong hai thập kỷ.
Chưa dừng lại ở đó, xu hướng giảm mạnh trong tháng 3, với doanh số than giảm 10% trong khi nhập khẩu than giảm 27,5% có nghĩa là tổng lượng than giao cho người dùng giảm 15%. Ngoài ra, trong cả năm, lượng than đã được khai thác nhiều hơn lượng than bán ra, cho thấy nguyên nhân giảm là nhu cầu.
Nhu cầu sử dụng dầu giảm, từ yếu đến âm
Không chỉ riêng ngành than, dầu khí cũng có doanh số suy giảm, bắt đầu từ việc giảm yếu cho đến khi đạt con số âm. Trên thực tế, khi Ấn Độ đưa ra các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 bằng cách hạn chế các phương tiện vận chuyển thì mức tiêu thụ dầu cũng giảm, con số ước chừng ở mức 18% vào tháng 3 năm 2020. Các nhà kinh tế cho rằng, lượng tiêu thụ này đạt giá trị chậm nhất trong 22 năm qua nhưng điều đáng quan tâm hơn đó là việc khí đốt tự nhiên được tiêu thụ nhiều hơn (tăng 15% trong 11 tháng đầu năm tài chính) nhưng dự kiến trong thời gian tới, con số sẽ giảm từ 15 đến 20%.
Do nhu cầu tiêu thị giảm nên tình hình sản xuất dầu thô tại Ấn Độ cũng có sự thay đổi, so với năm tài chính năm ngoái.
Lượng khí thải CO2 giảm 30% trong tháng 4

Nếu nhu các nhà kinh tế học, các doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện và dầu cảm thấy lo ngại trước tình trạng nhu cầu sử dụng của người dân suy giảm thì các nhà môi trường lại nhận thấy những dấu hiệu tích cực mà các giải pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 đem lại. Ước tính, có khoảng 30 triệu tấn CO2 thải ra môi trường đã được loại bỏ. Nếu như các biện pháp ngừa dịch COVID vẫn tiếp tục được duy trì thì tỉ lệ khí thải CO2 có thể tiếp tục giảm.
Phản ứng của chính phủ Ấn Độ trước những biến đổi về kinh tế và môi trường
Như vậy, có thể thấy, sự xuất hiện của dịch COVI-19 ít nhiều đã mang đến lợi ích cho môi trường nói chung và con người nói riêng, cho chúng ta thấy rõ về những hệ quả xấu từ các việc làm hàng ngày. Trước thực trạng đó, chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra các giải pháp để giải quyết từng vấn đề. Trước hết, đó là việc kích thích và phục vụ kinh tế, hướng đến sự tái tạo năng lượng mới cho đất nước. Ngoài ra, khi nhu cầu điện suy giảm, dẫn đến vấn đề tài chính lâu dài cho ngành công nghiệp điện, đòi hỏi các nhà chức trách phải đưa ra các biện pháp cứu trợ kịp thời. Cuối cùng, sự giảm thiểu CO2 chính là động lực để con người trên Trái đất chung tay đề a các giải pháp, nỗ lực hơn nữa trong việc chống ô nhiễm không khí.

Một giải pháp mới nhanh chóng được nghiên cứu và đề xuất mở rộng trên tòan đất nước Ấn Độ đó là việc sử dụng điện năng lượng mặt trời. So sánh về sản lượng cũng như chi phí, tất cả đều cho thấy thiết bị tạo điện từ năng lượng mặt trời sở hữu nhiều ưu điểm hơn. Trong một cuộc đấu giá, các nhà sản xuất đã khẳng định công suất năng lượng mặt trời mới ở mức trung bình 2,55-2,56 rupee mỗi kilowatt giờ (Rs / kWh, khoảng $ 34 mỗi giờ megawatt) trong khi chi phí trung bình của một đơn vị điện từ nhà máy phát điện than lớn nhất Ấn Độ, Tập đoàn Nhiệt điện Quốc gia (NTPC) đang ở mức 3,38 Rupi / kWh. Mức giá của điện từ nhà máy nhiệt điện có thể sẽ tiếp tục tăng lên theo từng năm do lạm phát, tăng chi phí vận hành và thực hiện các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn. Trước những dấu hiệu tích cực từ năng lượng tái tạo, Chính phủ Ấn Độ đã ban hàng các chính sách mới, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ngành năng lượng thân thiện này.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành gói cứu trợ kinh tế cho ngành điện với chi phí lên tới 12 tỷ đô la. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng nợ xấu và cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng thấy.
Nói về việc bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải CO2, Ấn Độ cũng đã có những động thái tích cực. Ngay từ đầu, quốc gia này đã xác định nguồn gây ô nhiễm chính là hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy điện và công nghiệp. Do đó, ngay từ đầu năm ngóai, Bộ Môi trường đã triển khai chương trình “Không khí sạch quốc gia” với mục tiêu giảm mức độ ô nhiễm hạt trên 102 thành phố vào năm 2024. Kinh nghiệm thực tế rút ra trong đợt dịch COVID-19 đã củng cố cho sự đúng đắn của việc làm này, tạo động lực để các cơ quan, tổ chức và người dân Ấn Độ tiếp tục các chuơng trình bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu khí thải CO2.