Hàn xì và sự tác động đến sức khoẻ con người

Hàn là một hoạt động rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp và nơi làm việc. Theo Hiệp hội hàn Hoa Kỳ – American Welding Society (AWS), nó được định nghĩa là “một quá trình nối kim loại trong đó sự kết tụ được tạo ra bằng cách nung nóng đến nhiệt độ thích hợp có hoặc không sử dụng kim loại phụ”.

Theo nghiên cứu thực tế, có 0,2 đến 2,0% người lao động ở các nước công nghiệp phát triển làm nghề hàn. Trên toàn thế giới, hơn năm triệu công nhân làm trong lĩnh vực hàn xì theo hình thức toàn thời gian hoặc bán thời gian. Những người thợ này, tùy thuộc vào điều kiện: ở ngoài trời hoặc trong nhà, trong không gian mở hoặc hạn chế, dưới nước và trên các công trường xây dựng sẽ phải đối mặt với mức ảnh hưởng khác nhau từ khói hàn. Họ có thể đối mặt với tình trạng kích thích đường hô hấp, viêm phổi thậm chí là tử vong.

Các mối nguy chính liên quan đến hàn bao gồm điện, bức xạ, nhiệt, lửa, cháy, nổ, tiếng ồn, khói hàn, khí nhiên liệu, khí trơ, hỗn hợp khí và dung môi. Hàn trong một tư thế cố định hoặc nằm ngang có thể dẫn đến chấn thương cơ xương, chẳng hạn như căng cơ và bong gân. Việc đội mũ cứng và đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài có thể gây mỏi cổ. Hơn nữa, tiếp xúc lâu dài, các chuyển động lặp đi lặp lại với cánh tay và bàn tay, và các công việc đòi hỏi lực cao có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.

Thành phần chính của khí thải hàn là các oxit của kim loại do sự tiếp xúc giữa oxy trong không khí và các kim loại hóa hơi. Các mối nguy hóa học phổ biến bao gồm các hạt (chì, niken, kẽm, ôxít sắt, đồng, cadimi, florua, mangan và crom) và khí (carbon monoxide, oxit nitơ và ozon). Các hạt nano (<100nm) phát ra từ hoạt động hàn được coi là một nhóm chất ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi chúng có thể xâm nhập sâu vào bên trong hệ thống hô hấp và sau đó đi vào dòng máu. Sự xuất hiện của các hạt nano trong quá trình hàn xì chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kỹ thuật hàn.

Giảm thiểu ô nhiễm không khí với máy xử lý khói hàn công nghiệp

Các tổ chức y tế thế giới công nhận tầm quan trọng của việc xử lý khói và bụi sinh ra trong các quá trình hàn. Ở nhiều quốc gia, các quy định và tiêu chuẩn về phơi nhiễm cá nhân như OSHA, PEL hoặc ACGIH TLV được thực thi nghiêm ngặt để giảm thiểu sự tiếp xúc của công nhân với các hạt kim loại nguy hiểm có thể có trong khói hàn.

Thông gió là một trong những phương pháp chính được áp dụng trong quy trình xử lý khói hàn bởi khi hoạt động hàn xì được thực hiện, các hạt bụi kim loại sinh ra, chúng lơ lửng trong không khí và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của con người hoặc tích tụ trên các đồ vật trong phòng. Mặc dù vậy, nhu cầu sử dụng thiết bị xử lý khói hàn ngay tại nguồn vẫn được ưu tiên.

Dr.Air cung cấp các thiết bị xử lý khói hàn công nghiệp di động, cố định, và được thiết kế theo các loại công suất khác nhau để kiểm soát và giảm thiểu khói hàn trong môi trường sản xuất có các quy trình hàn bao gồm MIG, TIG, GMAW, FCAW, SMAW.

Một máy hút khói hàn công nghiệp Dr.Air thường có 3 thành phần chính gồm: Ống hút khói hàn, thiết bị dập lửa và màng lọc. Khi quá trình hàn được thực hiện, ống hút được đưa tới vị trí gần nhất để đảm bảo lượng khói hàn được hút một cách tối đa. Khói sẽ được dập lửa, làm nguội và đi qua các lớp màng lọc. Với sự tích hợp của màng HEPA, màng than hoạt tính không chỉ có khói, bụi và các hoá chất gây hại cũng được hấp phụ. Riêng với thiết bị xử lý khói hàn công nghiệp cố định, Công ty máy hút khói hàn công nghiệp DrAir thay thế màng lọc bằng công nghệ lọc tĩnh điện. Do đó, dù lượng khói hàn sinh ra là rất lớn, máy xử lý khói hàn công nghiệp vẫn đáp ứng được yêu cầu.

Cần lưu ý rằng, sau một thời gian sử dụng, màng lọc sẽ bị bão hoà, không đáp ứng được yêu cầu xử lý khí thải. Do đó, chúng cần được thay thế để mang lại hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lựa chọn chiều dài phù hợp cho các ống hút khói. Khi ống hút cài dài, lực hút càng giảm; ống càng cong, lực hút càng kém do đó, ống hút nên được duy trì ở chiều dài 1.2 mét và duy trì ở trạng thái thẳng.