Nhiệt độ trung bình của trái đất đã ấm lên hơn 1 độ C kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp, dự đoán sẽ tăng thêm 1,5 độ nữa trong vòng 20 năm tới. Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt thảm họa khí hậu trong những năm gần đây, bao gồm băng tan nhanh ở Bắc Cực, đám cháy ở Indonesia, Úc, California và Brazil, tẩy trắng rạn san hô Great Barrier, những cơn bão dữ dội, sóng nhiệt và hạn hán. Lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu hiện được dự đoán sẽ đạt 37 tỷ tấn vào năm 2019.
Một thông tin đầy hứa hẹn là tốc độ tăng trưởng phát thải trong năm nay chậm hơn so với hai năm trước, một phần là do sự chuyển đổi sang năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác, tuy nhiên, việc sử dụng khí đốt tự nhiên đang gia tăng trên toàn thế giới và lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch vẫn đang đạt mức kỷ lục.
Dưới đây là cái nhìn đa chiều về mức độ phát thải đã tăng lên, quốc gia nào đang gây ô nhiễm nhiều nhất và liệu rằng sự gia tăng phát thải khí tự nhiên có thể chấm dứt khi chúng ta bước vào một thập kỷ mới?
Ô nhiễm CO2 ngày càng tăng
Để tránh những hậu quả lớn của biến đổi khí hậu như lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng, lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu cần phải giảm đáng kể và lùi dần về mức 0. Bảy trong số 10 năm nóng nhất trong lịch sử đã diễn ra kể từ năm 2010 và tháng 7 năm 2019 là tháng nóng nhất trong lịch sử. Thế giới đang không đi đúng hướng để đạt mức phát thải ròng.

Theo quỹ đạo hiện tại, bầu khí quyển sẽ nóng lên 1,5 độ C trong khoảng 20 năm, theo một báo cáo gần đây từ hội đồng khoa học của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, lượng phát thải carbon toàn cầu đã tăng 11% kể tử năm 2010, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực và những sự phá hủy lớn.
Trung Quốc, Hoa Kỳ đầu nguồn cho phần lớn lượng khí thải CO2
Theo dữ liệu từ Dự án Carbon toàn cầu (GCP), Trung Quốc đã phát thải ra 28% lượng khí thải carbon dioxide vào năm ngoái, tiếp theo là Mỹ ở mức 15%, EU là 9% và Ấn Độ là 7%.

Khí thải của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ tăng hơn 2,5% trong năm nay khi nước này đầu tư thêm dầu cho ô tô và khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho các gia đình và doanh nghiệp.
Hoa Kỳ dự kiến sẽ cắt giảm 1,7% lượng khí thải trong năm nay do các khoản đầu tư vào than đang suy giảm. Tuy nhiên, mức giảm đó sẽ không thể bù lại được cho mức tăng 2,8% của đất nước này trong năm 2018. Tổng thống Trump đã khôi phục lại một số quy định môi trường về ô nhiễm khí mê-tan và carbon. Ông cũng đã chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu – thỏa thuận mà gần 200 quốc gia hứa sẽ hạn chế lượng khí thải làm hành tinh nóng lên.

Hoa Kỳ và EU đã hạn chế lượng khí thải carbon dioxide và lượng khí thải toàn cầu từ than giảm khoảng 0,9% vào năm 2019. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn thế giới tiếp tục tăng trưởng đáng kể. Các lĩnh vực gây ô nhiễm lớn bao gồm giao thông vận tải và nguồn khí nhà kính.
Than dần biến mất, khí đốt tự nhiên tăng
Sự suy giảm phát thải than toàn cầu năm 2019 đã được thay thế bằng sự gia tăng phát thải dầu và khí tự nhiên trên toàn thế giới.
Khí đốt tự nhiên đã trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng phát thải nhiên liệu hóa thạch trong vài năm qua. Các công ty năng lượng có kế hoạch bổ sung thêm các nhà máy và đường ống khí đốt tự nhiên trong những năm tới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ đều dự kiến sẽ tăng lượng khí thải tự nhiên.
Khí đốt tự nhiên là một nguồn chiếm ưu thế ở Mỹ vì giá thành thấp và độ tin cậy cao sau khi bùng nổ thủy lực. Khí tự nhiên đang tăng mạnh nhưng không bù đắp được than. Nó cung cấp các dạng năng lượng mới cho con người, tương tự như năng lượng tái tạo bổ sung nhiên liệu hóa thạch.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ EIA, tiêu thụ năng lượng của Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018 khi nhu cầu nhiên liệu và điện tiếp tục tăng. Tiêu thụ khí đốt tự nhiên tăng 4% trong khi tiêu thụ than giảm 4% so với năm trước, sản xuất năng lượng tái tạo cũng tăng 3%, đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018.