Ô nhiễm không khí và những điều bạn cần biết về cuộc khủng hoảng sức khoẻ Toàn Cầu

Ô nhiễm không khí là nguyên nhiên khiến 7 triệu người chết sớm hơn mỗi năm, đồng thời cũng gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về ô nhiễm không khí cũng như các phương pháp ngăn ngừa tình trạng này.

Ô nhiễm không khí đang trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, khi chúng khiến 7 triệu người chết sớm hơn mỗi năm và cũng là nguyên nhân gây ra những căn bệnh như hen suyễn, phổi, ung thư, … Ước tính, có khoảng 91% dân số thể giới đang hít thở không khí không an toàn, 40% bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn được xác định là do ở trong môi trường không khí kém chất lượng. Chưa dừng lại ở đó, tính đến năm 2013, nền kinh thế thế giới đang phải chịu khoản lỗ khoảng 225 tỷ đô la với nguyên nhân hàng đầu là do ô nhiễm không khí gây ra.

Rõ ràng, sự phát thải của các chất gây ô nhiễm đã góp phần không chỉ tới sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Và khi khí hậu ấm lên thì mức độ xuất hiện chất gây ô nhiễm cũng tăng theo. Như vậy, chất gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu có mối quan hệ đồng biến, để lại hệ quả khôn lường cho hệ sinh thái trên Trái đất.

Với những mối nguy hại kể trên, việc hiểu rõ ô nhiễm không khí là gì, chúng đến từ đâu, ảnh hưởng đến sự sống ra sao và phương pháp phòng ngừa như thế nào là vô cùng quan trọng. Các đáp án sẽ được đề cập tới trong nội dung bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về ô nhiễm không khí. Theo sự hiểu biết đơn thuần, nhiều người cho rằng đó là tình trạng các hạt bụi lơ lửng trong không gian, trên các toà nhà, nhà máy – nơi có các luồng khói mịt mùi. Xét về mặt khoa học, ô nhiễm không khí được hiểu chính xác là hỗn hợp các chất trong hông khí, ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường.

Định nghĩa về ô nhiễm không khí khá đơn giản nhưng hệ quả  mà chúng để lại không hề nhỏ, đó không phải là một thực thể thống nhất, chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý, yếu tố xung quanh và đặc biệt là con người.

Các chất gây ô nhiễm không khí chính

Trong không khí ô nhiễm, có các chất được xác định là an toàn nhưng đa số lại là chất độc hại. 5 chất gây ô nhiễm cơ bản, tác động xấu tới sức khoẻ bao gồm:

Ozone mặt đất (O3)

Ozone mặt đất là thành phần chính có trong khói bụi. Nguyên nhân hình thành là từ các chất gây ô nhiễm khác khi có ánh sáng mặt trời. Cũng chính vì thế mà ozone trên mặt đất nhiều hơn và nguy hiểm hơn vào ngày ngày có nắng.

Nito Oxit (NOx)

Các loại Nito oxit tạo ra các chất gây nhiễm khác như: Bụi PM, ozone mặt đất. Chất hoá học này thường được tạo ra từ hoạt động đốt nhiên liệu, do đó, nồng độ oxit nito cao hơn ở trên đường hoặc khu công nghiệp.

Carbon Monoxide (CO)

CO là chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và cả không khí ngoài trời. Chúng hình thành chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch.

Sulfur Dioxide (SO2)

SO2 là một loại oxit lưu huỳnh (SO2), chúng được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh. So với các vị trí địa lý khác, SO2 ở gần các nhà máy điện, nhà máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch cao hơn.

Các hạt bụi mịn (PM10, PM2.5)

Hạt bụi mịn phổ biến trong không khí xung quanh chúng ta, chúng được hình thành từ các phản ứng, sự kết hợp của các chất khác có trong không khí. Trong số các loại bụi mịn phổ biến, PM10 và PM2.5 là nguy hiểm hơn cả, chúng có thể xâm nhập vào phổi, máu và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đến từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có cả nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (Núi lửa, cháy rừng, sét, đại dương, bão bụi, …) và các hoạt động của con người (Phương tiện giao thông, nhà máy điện, nhà máy sản xuất, nhà máy lọc dầu, lò sưởi, bếp nấu, chất thải chăn nuôi, nông nghiệp, …). Ngoài ra, một số chất ô nhiễm được tạo bởi các nguồn khác.

Một số hợp chất khi đạt đến mức cao, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng sinh ra phản ứng hoá học với sản phẩm là các chất gây ô nhiễm ở mức độ cao hơn. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về nguồn gây ô nhiễm không khí để có được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất của ô nhiễm không khí đó là sự tác động của chúng đối với sức khoẻ con người. Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng loạt các vấn đề y tế, kể cả với những người khoẻ mạnh. Thực tế cho thấy, vào những ngày ô nhiễm đạt mức độ cao, người dân thường có cảm giác khó thở, mắt, mũi phổi bị kích ứng. Thậm chí, thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi, ung thư bàng quang, tim mạch, viêm phổi, biến chứng thai kỳ, tử vong sớm, …

Tác động của ô nhiễm không khí với trẻ nhỏ

Ô nhiễm không khí tác động xấu tới sức khoẻ con người là điều ai cũng biết nhưng riêng với trẻ nhỏ, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Theo lí giải của các bác sĩ, phổi và hệ miễn dịch của con n phát triển ở thời thơ ấu và thiếu niên. Trong khoảng thời gian này, khi tiếp xúcvới không khí ô nhiễm, các chất độc hại sẽ xâm nhập vào phổi, làm hỏng các cấu trúc và ngăn cản sự phát triển từ đó làm giảm chức năng của phi, cũng như cả cuộc đời của trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, do trẻ nhỏ hoạt động ở ngoài trời với khoảng thời gian lớn nên các chất ô nhiễm cũng có khả năng xâm nhập sâu hơn vào trong phổi và gây tổn thương. Hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng có thể kể ra như:

  • Giảm dung tích phổi
  • Tạo hoặc khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn
  • Làm phỏng phổi, gan, tim, hệ thần kinh trung ương
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi và ung thư

Làm thế nào để chống lại tác hại của ô nhiễm không khí?

Muốn ngăn chặn sục tác động của ô nhiễm không khí tới con người, chúng ta cần đến một khoảng thời gian dài cũng như các biện pháp phù hợp và sự kết hợp từ các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân, gia đình có thể thực hiện các biện pháp cơ bản dưới đây:

Theo dõi mức độ ô nhiễm không khí thường xuyên

Chất lượng không khí thay đổi theo từng khu vực, từng thời điểm, do đó, mặc dù biết rằng việc hạn chế ra ngoài vào lúc mức độ ô nhiễm cao sẽ bảo vệ được sức khoẻ nhưng không phải ai cũng biết, cập nhật kịp thời chất lượng không khí. Những giải pháp được đưa ra đó là việc Chính phủ thiết lập các trạm giám sát và cập nhật liên tục cho người dân. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể sử dụng các ứng dụng thông minh trên thiết bị di động để theo dõi không khí ở nơi mà mình đang ở, hoặc chuẩn bị tới.

Sử dụng mặt nạ/ khẩu trang

Trong trường hợp bắt buộc đối mặt với không khí ô nhiễm, mặt nạ, khẩu trang là các công cụ không thể thiếu dành cho bạn. Chúng giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của chất ô nhiễm vào cơ thể.

Sử dụng máy lọc không khí

Một giải pháp khác trong “công cuộc” chống ô nhiễm không khí đó là sử dụng máy lọc không khí. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm công nghệ cao được ra đời ngày càng nhiều, chúng được tích hợp bởi nhiều công nghệ khác nhau, đảm bảo loại bỏ tối đa các hạt bụi, hoá chất, … có trong không gian. Thiết bị này cần được ưu tiên sử dụng cho các gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người đang bị bệnh về đường hô hấp.

Máy đo chất lượng không khí

Mặc dù thiết bị lọc không khí giúp nâng cao chất lượng không khí một cách hiệu quả nhưng chỉ một vài thiết bị thông minh, đời mới được trang bị thêm công cụ đánh giá chất lượng ở không khí hiện tại, từ đó giúp người dùng lựa chọn chế độ hoạt động phù hợp. Với các máy lọc không khí khác, các chuyên gia khuyên dùng thêm máy đo chất lượng không khí. Dựa vào kết quả có được, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình.

Con người đã, đang và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề của cá nhân, từng quốc gia mà đòi hỏi sự chung tay, giúp sức của toàn cộng đồng thế giới. Không một ai bị loại bỏ khỏi danh sách nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi không khí kém chất lượng do đó, tất cả các nhà lãnh đạo và tổ chức thế giới như: Liên hợp quốc, WHO vẫn đang không ngừng cố gắng để thúc đẩy nhận thức của người dân về ô nhiễm không khí cũng như tìm kiếm các giải pháp tiên tiến.

Một số chính phủ và tổ chức bắt đầu đưa ra chiến dịch mới, đẩy mạnh và giải quyết nguyên nhân tận gốc, hướng tới mục tiêu chấm dứt ô nhiễm không khí. Tại nhiều quốc gia, trạm giám sát không khí ngoài trời được cài đặt nhưng vấn đề khác lại nảy sinh khi các trạm giám sát này không có độ bao phủ rộng, chính phủ cũng có động thái che giấu, không chia sẻ thông tin với quốc gia khác. Điều này khiến bức tranh tổng thể về ô nhiễm không khí trên thế giới trở nên không hoàn chỉnh, việc tăng cường giải pháp cũng rơi vào khó khăn.